Từ đầu năm đến nay, hoạt động mua bán thủy, hải sản ở một số cảng cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bỗng trở nên "sôi động" khi xuất hiện tình trạng, các chủ vựa người Việt Nam ồ ạt thu mua thủy, hải sản để bán cho các thương lái Trung Quốc.
Tại xã Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa năm nay người dân đã đầu tư nuôi khoảng 8.600 lồng tôm hùm, sản lượng ước đạt 150 tấn. Còn tại TP Cam Ranh, có khoảng 10.000 lồng. Với việc giá rớt đang diễn ra, người nuôi cầm chắc lỗ vốn. Tôm hùm loại 1 hiện chỉ bán với giá 1 triệu đồng/kg, giảm 50% so với cách đây ba tháng.
Theo các công ty chuyên kinh doanh hoa từ Đà Lạt đi các tỉnh, TP và giới thương lái, gần một tuần nay, giá hoa hồng tại Đà Lạt rớt mạnh. Tại thị trường Đà Lạt, giá hoa hồng dao động 600 - 900 đồng/cành, hoa hồng đỏ khoảng 800 đồng/cành.
Do thương lái Trung Quốc đột ngột ngưng thu mua, tôm hùm ở vùng Nam Trung Bộ giảm giá từ 2,5 triệu đồng xuống còn 800.000 đồng/kg nhưng cũng khó kiếm đầu ra.
Theo báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông, lâm sản và nghề muối, do sản lượng muối những tháng đầu năm thấp, lượng muối nhập khẩu ít nên giá muối cả nước luôn giữ ở mức hợp lý, góp phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống của diêm dân.
Đậu xanh được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Cư Jút (Đắk Nông), tuy nhiên, khi người dân thu hoạch rộ thì giá lại giảm xuống còn dưới 16.000 đồng/kg. Điệp khúc “được mùa, mất giá” khiến bà con lao đao...
Mặc dù giá rau xanh tại các huyện ngoại thành Hà Nội đang rẻ như bèo, nhưng trong nội thành, người tiêu dùng đang phải mua với giá "chat" - đắt gấp 2-3 lần giá ban đầu, thậm chí gấp cả chục lần giá thu mua tại ruộng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), do tiến hành thu mua tạm trữ 500.000 tấn gạo vụ hè thu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (thời gian từ ngày 10-7 đến 10-8) nên giá lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu tăng.
Thịt heo, gà từ trang trại của nông dân bán giá bèo bọt, khi ra đến chợ, siêu thị đã bị “thổi” giá lên cao ngất ngưởng. Sự bất hợp lý này đang khiến người chăn nuôi lỗ “vỡ mặt”, giới trung gian và bán lẻ lại quá lời, còn người tiêu dùng thì phải ăn thịt cực đắt!
Ngày 17.7, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, sau 7 ngày triển khai quyết định mua 500.000 tấn gạo tạm trữ, đến nay các doanh nghiệp đã mua được khoảng 10-15% số gạo dự kiến mua vào.