Ông Trần Văn Kế, ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên - An Giang), cho biết, khoảng một tuần nay, giá cá chim trắng chỉ còn 16.000 đồng/kg - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Thấy cá rớt giá, nhiều hộ đổ xô bán để cắt lỗ, thương lái lợi dụng tình trạng này “ép giá” ngư dân. Theo ông Kế, với mức giá này, người nuôi không có lãi bởi để có 1 kg cá phải tốn 2,5 kg cá mồi (5.000 – 6.000 đồng/kg).
Từ đầu năm đến nay, tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa đã liên tục giảm giá, từ 1,7 triệu đồng/kg xuống còn 1,2 triệu đồng/kg.
Theo tính toán của số đông các hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, nếu giá thu mua dừng lại ở mức 4.000 - 5.000 đồng/kg cà phê tươi (không giảm tiếp) thì nhiều khả năng, bà con cũng đã phải bù lỗ bởi tiền bán cà phê không thể đủ trang trải các loại chi phí phục vụ cây cà phê trong một năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tại các tỉnh ĐBSCL, giá lúa giảm do mưa nhiều khiến lúa thu hoạch có độ ẩm cao, chất lượng gạo xấu, mặc dù sản lượng lúa sụt giảm mạnh do hạn hán. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ từ các khách hàng truyền thống như Trung Quốc, Philippines hay Indonesia chưa hồi phục cũng là nguyên nhân khiến giá lúa giảm.
Những ngày gần đây, thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng được bày bán tràn ngập ở lề đường tại Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang… với giá rẻ mạt nhưng vẫn thiếu người mua.
Nông dân tỉnh Tiền Giang đang bước vào thu hoạch lúa Hè Thu chính vụ, với năng suất không đồng đều và giá lúa cũng giảm nên nông dân không có lãi.
Hiện giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre đang ở mức từ 72 nghìn đến 110 nghìn đồng/chục (12 quả), đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều tháng qua, giúp cho người trồng dừa ở Bến Tre tăng thu nhập đối với loại cây trồng này.
Huyện Sông Hinh (Phú Yên) có gần 11.000 hộ nông dân. Từ trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại cho hơn 1.600 hộ có thu nhập từ 50 - 200 triệu đồng/năm và 162 hộ có thu nhập hơn 200 triệu đồng đến trên 1 tỉ đồng/năm.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Khác với đầu tư các lĩnh vực khác, điều kiện “cần và đủ” đầu tiên của các doanh nghiệp nông nghiệp này là đất đai đủ rộng lớn để canh tác. Chính bởi vậy, ngay từ khi khởi nghiệp hầu hết các doanh nghiệp đều đề ra chiến lược phát triển là “bắt tay” với nông dân. Bằng cách các doanh nghiệp thuê lại đất đai của nông dân và tạo việc làm cho họ hoặc đặt hàng nông dân sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu và kỹ thuật của doanh nghiệp.
Sản phẩm rau VietGap là sản phẩm rau sạch, an toàn, đáp ứng đầy đủ 72 tiêu chí về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap kể từ khâu sản xuất. Qua 02 năm thẩm định, làng rau Văn Phú thuộc xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê đã được UNND tỉnh Phú Thọ công nhận làng sản xuất rau an toàn từ đầu năm 2015.