00:00 Số lượt truy cập: 2987260

Trồng táo Thái theo mô hình VietGap của hợp tác xã Cam Thành Nam 

Được đăng : 18/04/2023

ho-tan-cuong
Cây táo xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh trong giai đoạn tỉa cảnh vẫn được che chắn dưới nhà lưới.

Những năm 2000 gia đình anh Hồ Tấn Cường ở thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa kinh tế rất khó khăn, nghề chính là trồng mía nhưng thiếu đất, thu nhập thấp, không bằng lòng với cảnh vất vả quanh năm mà vẫn khó khăn, anh đã mạnh dạn tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm cũng như được dự các lớp tậm huaatns kỹ thuật, năm 2004 anh chuyển đổi từ mía sang trồng táo Thái với 0,4ha sau 8 tháng cho thu nhập gấp 10 lần cây mía. từ những thanh công ban đầu anh đã tích lũy được vốn liếng cũng như kinh nghiệm trồng trọt đến nay anh đã có diện tích trồng táo 2,5ha, 1ha đạt 50 tấn quả. Hằng năm, lợi nhuận thu được hơn 1 tỷ đồng sau khi đã trừ chi phí. Đồng thời, anh đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động có thu nhập hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Hướng dẫn về kỹ thuật cũng như kinh nghiêm sản xuất cho hàng chục hộ nghèo, khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Từ những thành công đó, anh đã vận động bà con nông dân thành lập hợp tác xã để liên kết sản xuất tạo nên thương hiệu có tiếng của vùng, với sự tín nhiệm của 12 thành viên, anh được bầu là giám đốc hợp tác xã trồng táo Cam Thành Nam.

Chia sẻ về những thành quả đạt được, anh cho biết: cách đây 20 năm, cây táo đã được bà con nông dân trồng và phát triển ồ ạt trên vùng đất nắng gió Cam Ranh này, nhiều hộ trồng táo đã đầu tư và phát triển diện tích trồng quy mô lớn. Tuy nhiên, sau khoảng 3 năm cây táo cho thu hoạch quả chất lượng kém đi, tình trạng ruồi vàng hại quả xảy ra khắp vùng trồng.

Bà con nông dân phun thuốc hóa học rất nhiều nhưng cũng không ăn thua gì với ruồi vàng, hình như loài này miễn dịch với thuốc hóa học. Mấy năm về trước, việc trồng táo gặp khó khăn do bị sâu bệnh, đầu ra sản phẩm không nhiều nên diện tích táo dần bị thu hẹp, chỉ còn mấy chục ha tập trung tại thôn Quảng Hòa. Từ năm 2019, hợp tác xã của anh bắt đầu trồng cây táo theo hướng VietGAP, đó cũng là lúc các nông hộ áp dụng màng lưới ngăn chống ruồi vàng, màng lưới này đã mang lại hiệu quả cao cho hộ trồng táo.

Quá trình tiếp cận với mô hình cây trồng theo hướng VietGAP, các thành viên trong Hợp tác xã của anh rất kiên trì tìm tòi cách làm để cho cây trồng vừa tăng năng suất, vừa hiệu quả khi tiêu thụ. Bắt đầu từ việc khai thác nước ngầm tưới cho cây táo bị nhiễm mặn vì Cam Thành Nam gần với vùng biển Cam Ranh, tưới quá nhiều nước một lúc cho cây táo nên chất lượng quả không ngọt, có khi cây bị thừa, bị thiếu nước không kiểm soát được. Khi áp dụng khoa học công nghệ tưới nước theo tia, phun trên mặt đất cho hiệu quả cao hơn với trước rất nhiều.

Các thành viên trong hợp tác xã cùng nhau làm nhà lưới để ngăn ruồi vàng đục quả, việc triển khai ban đầu còn nhiều vướng mắc, nhưng mọi người vừa làm vừa rút ra được nhiều kinh nghiệm. Đến nay, chất lượng táo được nâng cao rõ rệt, sản lượng và thu nhập đều tăng cao. Thời điểm tháng 3 hàng năm là giai đoạn tỉa cành cho cây táo, mùa thu hoạch sẽ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12. Nguyên tắc trồng táo theo hướng VietGAP phải bảo đảm nguồn nước tưới, giống và gốc ghép, đất và giá thể, phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, Là thành viên của hợp tác xã trồng táo Cam Thành Nam, ai cũng đều trồng theo hướng VietGAP. Có như vậy, chất lượng đầu ra mới được bảo đảm chất lượng, nâng cao uy tín của Hợp tác xã và con đường đầu ra sản phẩm về sau sẽ bền vững.
Theo Giám đốc hợp tác xã trồng táo Cam Thành Nam Hồ Tấn Cường, nếu 1 ha táo trồng theo VietGAP, có nhà lưới bài bản, sau 2-3 năm nông dân thu về trên 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 250 triệu đồng/năm/ha. Chúng tôi dự tính làm du lịch kết hợp với việc phát triển vườn táo, có như vậy mới đem lại doanh thu cao cho bà con nông dân.

Không những cùng nhau làm giàu từ cây táo, anh còn vận động các thành viên tổ hơp tác cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, đầu tư cây giống cho bà con nông dân cùng sản xuất tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp sức người sức của để góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, Chính những việc làm thiết thực của anh trong sản xuất kinh doanh giỏi đã được tặng bằng khen của UBND tỉnh năm 2016; Giấy khen của Hội Nông dân thành phố năm 2018, năm 2022 anh đã vinh dự được tặng bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại Hà Nội.

Tiến Trình