Ý tưởng là làm cách nào đó để chế tạo ra chiếc máy vừa cắt, vừa phóng lúa luôn của anh Nguyễn Văn Dũng ở Ấp Cao Su, xã Long Giang, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh có từ nhiều năm trước, những lúc rỗi, anh thường ngồi suy nghĩ để “thiết kế” mô hình chiếc máy tự cắt tự phóng (gặt đập liên hợp). Sau thời gian khá dài suy tính, đầu năm 2007 chiếc máy gặt đập liên hợp của nông dân Nguyễn Văn Dũng bắt đầu vận hành thử nghiệm trên đồng ruộng. Tuy nhiên lúc đầu chiếc máy gặt đập liên hợp của anh Dũng cũng bị trục trặc kỹ thuật ở thùng phóng lúa. Thế là anh tiếp tục nghiên cứu, cải tiế lỗi kỹ thuật ở thùng phóng để máy vận hành tốt. Máy do của Anh sáng chế ra có thể hoạt động được từ lúc sáng sớm,trong khi đó máy mua từ Trung Quốc có nhược điểm phải chờ cho lúa ráo sương mới phóng được; lúa ngã đổ vẫn thu hoạch được; máy không cho ra rơm cọng nên tỷ lệ thất thoát lúa ít hơn. Độ bền của máy cao, ít sửa chữa. Tiêu hao nhiên liệu ít, khoảng 15 lít dầu/ha (máy Trung Quốc khoảng 25 lít dầu/ha). Mỗi ngày máy thu hoạch được 3,5ha đến 4ha lúa.
* Tính mới của giải pháp: Máy hoạt động được lúc sáng sớm, lúa ngã, đổ vẫn phóng được, không ra rơm cọng và khi vào bao lúa sạch đẹp (Máy Trung Quốc thì sáng sớm còn sương không hoạt động được mà phải chờ cho lúa ráo sương mới phóng được, khi phóng ra lúa còn lẫn rơm cọng); Dàn chân khung sườn máy cứng hơn và các linh kiện lắp ráp máy đơn giản hơn, bền hơn ít hư hao, sửa chữa, máy có làm giàn khoan lúa lừn đem lên thùng phóng và quạt lại, so với máy Trung Quốc thì không có dàn khoan lúa lừng.
- Máy phóng lúa cấu tạo gồm 6 bộ phận cơ bản sau:
+ Hàm cắt và dàn quơ lúa
+ Trục cuốn lúa từ hàm cắt
+ Hộp dẫn lúa và thùng phóng
+ Sàng gằn và thùng chứa lúa được cấu tạo 3 sàng gằn thiết kế liên kết với nhau.
+ Máy nổ và hộp số
+ Dàn chân và khung sườn máy của máy gồm có 4 đà ngang và 2 đà dọc.
- Máy được sáng chế theo những quy trình cơ bản: Khi sử dụng hoặc vận hành máy một dàn quơ lúa lấy hình ngôi sao 5 cánh đưa lúa vào hàm cắt, trong hàm cắt có trục cuốn lúa rơm theo hộp đẩy lúa rơm lên thùng phóng có trục đánh rơm gắn tất cả 18 răng, đầu trục có 3 cánh quạt, khi trục đánh lúa và rơm tách rời ra thì quạt thổi rơm ra ngoài. Toàn bộ hạt lúa rơi xuống sàng 1 phân loại, lúa lép sáng gằn và quạt thổi rơm ra ngoài, lúa lừng và lúa chắc rơi xuống sàng 2 tiếp tục phân loại lúa lừng được đưa ra giàn khoan lấy lên thùng phóng để phân loại lại. Toàn bộ lúa chắc sạch rơi xuống sàng 3 và được quạt lại để lấy lúa cho đẹp, sau đó rơi xuống dàn khoan, trục khoan đẩy hạt lúa lên thùng chứa thiết kế hình vuông với 2 lỗ ra lúa cho vào bao để thuận tiện hơn cho nhân công hứng lúa.
* Hiệu quả kinh tế: Tiêu hao nhiên liệu 15 lít dầu/ ha, so với máy Trung Quốc 25 lít dầu/ha; máy không ra rơm cọng nên tỷ lệ thất thoát lúa ít hơn đỡ hao tốn cho bà con nông dân; máy đưa vào vận hành và hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả. Giá thành máy không cao khoảng 190 - 195 triệu đồng/ máy rẻ hơn máy của Trung Quốc 35 triệu đồng/máy.
* Hiệu quả xã hội: Máy vừa cắt vừa phóng lúa khắc phục được tình trạng thiếu nhân công cắt lúa, giúp bà con nông dân yên tâm trong sản xuất và thu hoạch lúa một cách nhanh gọn, sau thu hoạch không phải dùng quạt để dê lại lúa; có tác động tích cự đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
* Khả năng áp dụng: Máy áp dụng được ở mọi địa hình từ những chân ruộng cao đến chân ruộng thấp, từ sáng sớm đến chiều tối có sương, cây lúa bị đổ ngã vầ phóng được. Giá thành so với máy Trung Quốc rẻ hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu hơn nên bà con nôn g dân dễ đầu tư sản xuất, để liên hệ với anh Dũng bà con giọi số điện thoại Điện thoại: 0399221799.
Văn Hùng - NT