Khu chuồng nuôi nái của gia đình ông Xuê
Khu trang trại của gia đình ông trước đây là một khu ruộng bùn lấy nước đọng, đầy cỏ năn cỏ lác và để hoang hóa, mỗi mùa mưa đến nước lại dâng ngập trắng đồng. Mặc dù xã có chính sách hỗ trợ cho người dân nhận khoán nhưng không ai dám nhận. Sau nhiều thời gian trăn trở nghĩ suy, tính toán mọi bề, năm 1988, anh đưa ra quyết định táo bạo huy động toàn bộ tiền của lâu nay tích cóp của gia đình và làm đơn xin xã hỗ trợ vay vốn thêm của ngân hàng, nhận thầu 6 ha đầm hoang đồng trũng quanh năm ngập nước này để làm trang trại tổng hợp. Sau khi thuê nhân công san lấp tạo mặt bằng, đào ao và làm chuồng trại, dành 4 ha kết hợp vừa cấy lúa vừa thả cá, với cách làm xen canh 1 vụ lúa 2 vụ cá. 2 ha còn lại dành để trồng các loại cây ăn quả và nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, kết quả thu lại không như mong đợi, nguồn nước ông dùng để nuôi cá và trồng lúa bị ô nhiễm và một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lúa và cá thất thu lớn. Còn đàn lợn thịt đúng khi xuất chuồng, lại gặp phải thời kỳ thịt lợn trượt giá nặng nề, liên tiếp rớt giá…khiến trang trại thiệt đơn thiệt kép, khó khăn tưởng chừng có lúc phải phá sản.
Thất bại lần này đã cho ông bài học đắt giá. Ông mua tài liệu, sách vở và theo học một số lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi để làm giàu thêm vốn kiến thức ứng dụng vào thực tế. Ông cũng được xã quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ tạo điều kiện để ông vay vốn ưu đãi gần 300 triệu đồng, nhằm cải tạo trang trại, đầu tư kỹ thuật và mua con giống cùng các vật tư chăn nuôi. Đến nay, trang trại của ông đã mở rộng quy lên diện tích 7 ha, được quy hoạch bài bản với 4 ha thả cá, 7 dãy chuồng khép kín, tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Các khu chuồng trại, ao cá, khu vệ sinh đồng bộ, sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo môi trường. Khu nuôi lợn được trang bị hệ thống làm mát, hệ thống lọc khí, quạt thông gió. Người ra
Vượt qua “bão” dịch tả lợn châu Phi, gia đình ông Đào Viết Xuê đã giữ, duy trì và tái đàn với 70 nái sinh sản và 800 lợn thương phẩm. Ông quyết tâm bỏ tiền đầu tư để phòng trừ, bảo vệ đàn lợn đến cuối cùng. Ông mua thuốc về sát trùng chuồng trại, đầu tư xây bể nước sạch, rồi quây lưới ngăn côn trùng xâm nhập vào trại... Nhưng điều may mắn hơn với gia đình ông là sự thay đổi trong cách thức phòng trừ dịch tả lợn châu Phi. Thay vì phải tiêu hủy cả đàn lợn, chỉ những con lợn bị bệnh ông mới tiêu hủy, nhờ đó ông đã giữ được đàn nái và có cơ hội tái đàn khi dịch bệnh lắng xuống.
Do nắm vững về kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từ đầu năm đến nay, mỗi tháng trang trại của anh xuất hơn 40 tấn thịt lợn, với giá bán 75 nghìn đồng/kg. Tổng doanh thu năm 2020 của trang trại đạt hơn 20 tỷ đồng, trừ chi phí thu nhập 3 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng. Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mới đây anh đầu tư hơn 4 tỷ đồng mở rộng khu chuồng nuôi nâng tổng quy mô đàn lợn thịt lên 3.000 con; duy trì, ổn định đàn lợn nái 200 con xây dựng cơ sở giết mổ với trang thiết bị hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Để đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh, tiếp tục phát triển cơ sở, năm 2014 ông Đào Viết Xuê thành lập HTX sản xuất VAC Tiến Thịnh, gồm 5 thành viên là các hộ chăn nuôi cùng tham gia. Trước nhu cầu của thị trường, vừa qua, HTX đã phát triển thêm một cơ sở giết mổ trị giá hơn 400 triệu đồng, với trang thiết bị hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần phục vụ hiệu quả hơn nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng xa gần.
Anh Đào Viết Xuê là tấm gương tiêu biểu cho những nông dân thời đại mới: dám nghĩ, dám làm từng bước thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Những mô hình kinh tế đó đã, đang và tiếp tục tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế gia đình, mang lại diện mạo mới cho nông thôn.
Phúc Nguyên