00:00 Số lượt truy cập: 2991157

Tỷ phú từ ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm trên cát 

Được đăng : 22/08/2019

 

Qua tìm tòi, nghiên cứu, tìm hiểu và nhận thấy mô hình nuôi tôm trên cát  phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương Ông Tu Thanh Hường ở thôn Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã cùng với gia đình đã mạnh dạn đầu tư để phát triển. Với đồng vốn ban đầu ít ỏi, năm 2001 gia đình tôi đã đầu tư nuôi 1,5 ha và kết quả vụ nuôi đầu tiên thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sự thành công đó đã tạo đà cho ông cũng như gia đình tiếp tục mạnh dạn đầu tư và tăng dần diện tích, đến nay gia đình tôi đã hình thành một trang trại nuôi tôm với diện tích 07 ha. Để nghề nuôi tôm của gia đình phát triển bền vững, hiệu quả cao, Ông luôn chủ động tìm tòi, không ngừng học hỏi, sáng tạo, nghiên cứu sâu các mô hình nuôi tôm thành công, các quy trình cải tiến kỹ thuật hay áp dụng các tiến bộ KHKT vào quá trình sản xuất của gia đình như các phương pháp mới về phòng trị bệnh hiệu quả, nuôi theo “công nghệ sinh học” để tham gia vào chương trình “VietGAP”.

Việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ mới đã giúp cho nghề nuôi tôm của gia đình phát triển ổn định và cho thu nhập hàng năm từ 1 - 2 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho bình quân khoảng 20 lao động với thu nhập từ 5 - 8 triệu đồng/tháng và tạo thêm việc làm cho 30 – 50 lao động thời vụ, như thu hoạch tôm, cải tạo ao đìa v.v... Góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số hộ của địa phương. Ông kể với lợi nhuận cao từ nghề nuôi tôm trên cát nên rất nhiều người từ rất nhiều các địa phương trong nước đến đây đầu tư phát triển nuôi tôm. Quá trình phát triển tự phát, sản xuất, không theo qui trình nên đã xuất hiện nhiều bệnh tật gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều hộ nuôi. Nhận thức được điều đó, tôi đã chủ động trao đổi chia sẻ cùng với những bà con nuôi tôm như gia đình tôi và đề xuất thành lập tổ hợp tác nuôi tôm cộng đồng, năm 2006, đã có 3 tổ nuôi tôm cộng đồng được thành lập, với tổng số 30 thành viên, các tổ đã xây dựng được quy chế hoạt động và duy trì sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 1 lần. Bên cạnh đó các tổ còn thường xuyên cùng các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các buổi Hội thảo đầu bờ để chia sẽ kinh nghiệm thực tế, đánh giá kết quả việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Phát huy các hoạt động hiệu quả từ mô hình tổ nuôi tôm cộng đồng, Tôi thấy rằng cần phải có các mối quan hệ để học tập kinh nghiệm từ các địa phương khác nên Tôi tiếp tục vận động thành lập thêm tổ nuôi tôm cộng đồng “Quyết Thắng”, thành viên của tổ bao gồm cả những người ở xã khác trong huyện, trong tỉnh.

Bên cạnh những hệ lụy của việc phát triển nuôi tôm tự phát, thì còn có nhiều tác động khác ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm trong đó đặc biệt là sự kiểm soát gắt gao của các thị trường nhập khẩu tôm trên thế giới về chất lượng tôm như dư lượng kháng sinh, hóa chất... nên những người nông dân sản xuất như chúng tôi cần phải chủ động nắm bắt, kịp thời đổi mới, nghiên cứu ứng dụng KHKT vào thực tế sản xuất để nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất ra, nâng cao giá cả tôm xuất khẩu Việt Nam. Tôi cùng một số bà con nông dân tham gia nuôi tôm mạnh dạn đề nghị thành lập tổ nuôi tôm “G9+” nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, thông tin giá cả thị trường, tình hình nuôi tôm trong nước và các nước trong khu vực. Với 9 thành viên ban đầu gồm Ninh Thuận 7, Bình Thuận 1, Khánh hòa 1, đến nay Tổ nuôi tôm “G9+” chúng tôi đã kết nạp thêm 4 thành viên ở Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre nâng tổng số thành viên là 13 người. Các thành viên đều là những người rất tâm huyết với nghề. Tổ đã đề ra Quy chế hoạt động, sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, cùng nhau trao đổi các mô hình, quy trình sản xuất, các phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả, quản lý môi trường, đề ra chương trình tham quan, học hỏi. Và nhất là quan tâm nhiều đến quy trình nuôi theo “Công nghệ sinh học” để tham gia vào chương trình “VietGAP” nhằm làm cho con tôm Việt Nam xuất khẩu được các nước chấp nhận.

Có được kết quả như ngày hôm nay, bên cạnh những nỗ lực của bản thân và gia đình còn có sự hỗ trợ giúp đỡ, sự tham gia lao động nhiệt tình của người lao động tại địa phương tôi. Với phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Tôi luôn chú ý quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ cho những người nghèo ở địa phương có công ăn việc làm, một số hộ trước đây nhà ở tạm bợ, dột nát nay đã có nhà ở khang trang và cuộc sống được ổn định hơn như hộ ông Đoàn Văn Sắc, hộ ông Lê Văn Bình ở thôn Sơn Hải 2; tham gia, ủng hộ các loại quỹ ở địa phương như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ Người cao tuổi, Mái ấm tình thương v.v... và một số đóng góp khác cùng với địa phương hỗ trợ chăm lo và xây dựng cộng đồng văn hóa.

tom

Ông Tu Thanh Hường kiểm tra tôm nuôi trong ao

VA