Mô hình nuôi vịt sinh sản từ Dự án phát triển sinh kế trên địa bàn huyện Hồng Dân (Bạc Liêu)
Tuy nhiên, để công tác này ngày càng thu hút được các cấp, các ngành chung tay với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau” cần có nhiều giải pháp cũng như định hướng cụ thể, trước tiên là việc sớm quán triệt cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giao cho các Bộ, ngành thực hiện trong kế hoạch tổng thể của Chính phủ, có sự chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên của cơ quan thường trực là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các Bộ, ngành đã chủ động, tích cực trong điều hành, chỉ đạo, hướng về địa phương, cơ sở; sâu sát nắm bắt và tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong đó có các chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện lồng ghép 02 Chương trình mục tiêu quốc gia (Giảm nghèo và Nông thôn mới) với 21 Chương trình mục tiêu đã được phê duyệt để tăng cường và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiếp đó, là tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với nhau, giữa các Bộ, ngành với các Ủy ban của Quốc hội trong nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật pháp, chính sách, các chương trình, đề án, dự án lớn một cách chặt chẽ, trách nhiệm có ý nghĩa quyết định góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc ban hành và thực thi luật pháp, chính sách nói chung cũng như những chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói nói riêng là một kinh nghiệm cần được coi trọng...
Các cấp các ngành tích cực, chủ động trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết của các địa phương đặc biệt là vấn đề huy động nguồn lực, xây dựng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy vai trò của người dân, của cộng đồng trong việc ra quyết định là yếu tố quyết định hiệu quả của các chương trình và chính sách giảm nghèo.
Đặc biệt, cần đề cao vai trò và sự tham gia của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực, tuyên truyền, vận động quần chúng và thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện chính sách để đảm bảo chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đến được với người dân.
Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình giảm nghèo, giao cộng đồng ở thôn, bản thực hiện phù hợp với đặc thù, điều kiện và lợi thế của từng vùng, miền theo hướng lồng ghép nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi gắn kết chặt chẽ với đào tạo nghề ngắn hạn ở nông thôn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, gắn với hỗ trợ nhóm hộ kết nối thị trường. Phát huy vai trò của chính chủ thể - người dân trong việc chuyển mạnh từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo chủ động, tích cực vươn lên thoát nghèo và từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nguyễn Hữu