Mô hình nuôi gà của hội viên nông dân xã Thanh Vân (huyện Tam Dương) thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Qua phong trào, đã xuất hiện những cách làm hay, sáng tạo như: Hội Nông dân huyện Lập Thạch chỉ đạo cải tạo vườn tạp, trồng hoa, trồng cây xanh, cây bóng mát ven đường tại xã Thái Hòa và xã Triệu Đề; mô hình hàng cây nông dân kiểu mẫu tại xã Tân Lập, huyện Sông Lô; mô hình tuyền đường nông dân tự quản sáng, xanh, sạch, đẹp thôn Phan Lãng, xã Cao Phong huyện Sông Lô; mô hình tuyền đường nông dân tự quản xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô; ...
Tính đến hết năm 2021, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, toàn tỉnh có 112/112 xã, 04 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên); có 02 xã Liên Châu, huyện Yên Lạc và xã Tam Phúc huyện Vĩnh Tường đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 04 thôn đạt chuẩn thôn dân cư kiểu mẫu (thôn Nhật Chiêu 1 và Nhật Tiến 2 xã Liên Châu; thôn Phúc Lập Trong xã Tam Phúc và thôn Thượng xã Ngũ Kiên); Hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Nông nghiệp & PTNT thẩm định huyện Vĩnh Tường đạt chuẩn nông thôn mới.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các cấp hội vận động 130.557 hộ hội viên nông dân đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, hiện nay các địa phương đang tổ chức bình xét. Đồng thời, tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn; chấp hành nghiêm các quy định về dân số, gia đình, trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn thực phẩm....
Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương, định hướng của tỉnh phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững, nông nghiệp đô thị, các cấp Hội tập trung chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi; gắn sản xuất, kinh doanh nông nghiệp với du lịch nông thôn; liên kết với doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Các cấp Hội tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể như: gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới, doanh nghiệp ... trong đó, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi là nhân tố. Chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 50 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về “Tuyên truyền, vận động nông dân tham gia phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác liên kết” và Kế hoạch số 136 về triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khoá VII) về "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025". Đồng thời, chỉ đạo Hội Nông dân các cấp tuyên truyền vận động thành lập các hợp tác xã kiểu mới, giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động theo tinh thần kế hoạch số 18 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện chuyển đổi hoạt động hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động. Năm 2021, toàn tỉnh vận động thành lập được 2 chi hội nông dân nghề nghiệp, 7 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã.
Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cực thực hiện phong trào "Nông dân Vĩnh Phúc vì một nền nông nghiệp an toàn bền vững, môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp". Hội tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường nông thôn; tham gia hưởng ứng, thực hiện lời kêu gọi cả nước chung sức, đồng lòng trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ theo Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng.
Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thu gom rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải nhựa; tích cực tham gia các hoạt động Ngày nông dân Vĩnh Phúc vì môi trường. Các cấp Hội triển khai và phối hợp xây dựng mô hình cung ứng các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng cao và khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu của các địa phương.
Qua triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, được hội viên, nông dân nhiệt tình hưởng ứng như: Mô hình “Cánh đồng không vỏ thuốc bảo vệ thực vật” tại huyện Vĩnh Tường, huyện Sông Lô; mô hình “Cánh đồng không rác thải” và “Tuyến đường không rác thải” tại thành phố Phúc Yên; ….
Bắc Hà