Emuniv xử lý rơm rạ tại ruộng giúp nông dân giảm phân bón hóa học từ 30 - 50%, giảm 30% vể thuốc BVTV.
Chế phẩm Emuniv giúp phân giải nhanh rơm rạ thành mùn, chống ngộ độc hữu cơ cho cây, cân bằng độ pH đất, cải thiện hệ vi sinh vật, ức chế và tiêu diệt nấm bệnh trong đất. Thông qua hỗ trợ, hướng dẫn của các đơn vị, doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn thuộc ngành Nông nghiệp, nông dân đã ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh nói chung để xử lý rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất lúa giúp giảm mạnh được lượng sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
Trước đây, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh EM để xây dựng mô hình xử lý rơm rạ ở một số địa điểm ở Hà Nội, nhưng cán bộ địa phương quen triển khai dùng Trichoderma. Hơn nữa, phân hóa học rẻ, giúp lúa tăng năng suất lên nhanh chóng nên người dân không muốn duy trì. Trước những khó khăn trên, các nhà khoa học vi sinh vật hàng đầu của Việt Nam đã tuyển chọn giống từ hệ vi sinh vật đất của Việt Nam đảm bảo hiệu quả xử lý tốt trong xử lý rơm rạ và các phụ phẩm hữu cơ. Các giống vi sinh vật có di truyền giống tốt, tương thích tốt với nhau trong hệ vi sinh vật, khả năng thích ứng tốt trong các điều kiện khắc nghiệt trong tự nhiên. Việc sử dụng cũng rất đơn giản, có thể dùng để phun đều mặt ruộng ngay khi thu hoạch lúa hoặc trộn với đất, cát, phân ẩm rắc đều mặt ruộng và cày, lồng vùi rơm rạ nếu chưa sạ... Thậm chí, bà con cũng có thể để vi sinh vật tự phát triển và làm việc trên mặt ruộng ẩm mà không cần làm gì.
Hiện nước ta có nguồn rơm rạ trong sản xuất lúa rất lớn, với khoảng 40 - 44 triệu tấn/năm. Bên cạnh một lượng rơm rạ được thu gom để phục vụ chăn nuôi và các hoạt động sản xuất, hiện vẫn còn một lượng rơm ra bị người dân đem đốt sau các vụ thu hoạch lúa, vừa gây lãng phí rơm rạ và tác động xấu cho môi trường.Thay vào đó, cần xử lý rơm rạ để tạo nguồn phân bón hữu cơ tự nhiên để phục vụ lại cho việc sản xuất lúa ngay trên đồng ruộng của mình. Với việc sử dụng chế phẩm vi sinh, nông dân có thể xử lý rơm rạ một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn khoảng 10 - 15 ngày sau thu hoạch lúa, thậm chí ít hơn.
Bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh Nông nghiệp thuộc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với ngành chức năng tại nhiều địa phương trong nước hỗ trợ nông dân thực hiện các mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ tạo nguồn phân bón hữu cơ, trong đó có nhiều tỉnh vùng ÐBSCL như An Giang, Long An… Sử dụng chế phẩm này không chỉ giúp người canh tác lúa nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế mà lợi ích hết sức quan trọng nữa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ sau thu hoạch. Bên cạnh đó, mô hình cũng giúp hạn chế việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tận dụng được nguồn hữu cơ sẵn có tại ruộng để cải tạo đất trồng. Qua các mô hình cho thấy, kết quả giảm phân bón hóa học từ 30 - 50% tùy liều lượng rơm rạ trên đồng. Khả năng giảm phân bón tới 50% là rất tốt nếu các mô hình để lại 100% rơm rạ tại ruộng, không lấy đi hoặc đốt đồng. Về thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm được từ 30 - 50%, thậm chí trên 50%.Bên cạnh đó, giá bán lúa đã được thị trường chấp nhận mua cao hơn, chất lượng hương và vị hạt gạo tăng rõ rệt, chất lượng đất tốt, bùn nhiều, sức khỏe cây trồng tốt và xanh lá đến khi thu hoạch, sức khỏe người nông dân tăng tỉ lệ thuận .
TB